Sự chính trực trong chính trị Lòng_chính_trực

Sự chính trực là một đức tính quan trọng đối với những chính trị gia vị họ đã được chọn, được bổ nhiệm hay được bầu để phục vụ cộng đồng. Để mà có thể phục vụ, mỗi chính trị gia sẽ được gửi một quyền lực nhất định tùy vào vị trí của họ để hoạt động. Họ có quyền để mà ảnh hưởng lên một việc hoặc một người nào đó. Tuy nhiên, sự liều lĩnh duy nhất ở đây là có thể các chính trị gia không sử dụng quyền lực này để phục vụ nhân dân.[cần dẫn nguồn] Aristotle đã từng nói rằng vì các nhà cai trị có quyền lực nên họ có thể bị cám dỗ để dùng nó cho những mục đích cá nhân.[5] Như vậy, nó là quan trọng khi các chính trị gia cần phải chống lại những cám dỗ này, và điều này cần đến sự chính trực.[cần dẫn nguồn]

Trong tác phẩm “The Servant of the People”, Muel Kaptein mô tả rằng lòng Chính trực bắt đầu với các chính trị gia, những người hiểu rõ về trách nhiệm của mình, vì lòng Chính trực sẽ gắn liền với trách nhiệm của họ. Lòng chính trực cũng bao gồm kiến thức và sự tuân theo về cả hình thức lẫn nội dung của các Luật thành văn và Luật bất thành văn. Lòng chính trực còn là việc hành động một cách vững bền không chỉ dựa theo những gì được cho là Đạo đức, những gì mà đa số mọi người chấp nhận, mà cái chính là hành động theo lương tâm của họ, theo những gì mà các chính trị gia nên làm dựa vào những tranh luận hợp lý.[6]

Ngoài ra, lòng Chính trực không chỉ là về việc tại sao một chính trị gia hành động như thế nào, mà còn về việc chính trị gia đó là ai. Khi muốn xem xét về lòng Chính trực của một người, chúng ta không chỉ quan sát những mục đích của họ mà còn phải dựa vào những nguyên nhân dẫn đến những mục đích đó, nhân cách của họ. Vì vậy lòng Chính trực là việc có một hệ giá trị Đạo đức đúng đắn cái mà có thể thấy được dựa vào cách ứng xử trong cuộc sống.[cần dẫn nguồn]

Nhân cách quan trọng nhất của một Chính trị gia là trung thành, khiêm tốn. và tinh thần trách nhiệm. Ngoài ra, họ nên là một người đáng tin cậy và một mẫu người của trách nhiệm. Aristotle đã từng mô tả lòng tự hào (megalopsuchia, được hiểu theo nhiều cách như lòng tự hào đúng đắn, một tâm hồn vĩ đại và sự khoan dung)[1] như là một vương miện của Đạo đức, để chỉ ra sự khác biệt của nó với sự kiêu ngạo, tính kiềm chế và lòng khiêm tốn.